NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ. 1. Ngộ độc thực phẩm là như thế nào? Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi bằng hai cái tên khác là trúng thực hoặc ngộ độc thức ăn. Đây là tình trạng người bệnh gặp phải trong trường hợp tiêu thụ nhầm các loại thức ăn hay nước uống đã bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn. Hoặc việc sử dụng những loại thực phẩm bị biến chất, bị ôi thiu hay trong thành phần có chứa chất bảo quản, chất phụ gia gây hại,... cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
2.Nguyên nhân, triệu chứng của ngộ độc thực phẩm
Nguyên nhân chính của việc ngộ độc thực phẩm là do ăn, uống thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc bị ô nhiễm hóa học (kim loại nặng, độc tố ...). Ngộ độc thực phẩm mùa hè thường do thức ăn nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, ký sinh trùng), vì mùa hè nhiệt độ cao thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi và phát triển. Đặc biệt thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, trứng, cá, sữa là các chất giàu đạm, rất dễ trở thành môi trường tốt cho các vi sinh vật, nhất là phát triển, và khi đó thức ăn đã biến thành chất độc. * Những triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp gồm có:
Đau bụng.
Buồn nôn, nôn mửa.
Tiêu chảy.
Trong phân hoặc chất nôn có xuất hiện máu.
Bị sốt.
Chán ăn.
Cơ thể yếu ớt, mệt mỏi
Đau đầu, choáng váng, chóng mặt
Ớn lạnh, rùng mình.
Đau khớp và cơ.
3. Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm ngày Tết
3.1. Cẩn thận khi chọn mua thực phẩm. Trong quá trình chọn lựa các loại thực phẩm để gia đình tiêu thụ trong dịp Tết, đặc biệt là các loại hải sản, rau và hoa quả tươi,... bạn cần tuyệt đối cẩn thận và lưu ý. Theo đó, nên chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng kèm với chất lượng đảm bảo. Cụ thể, ví dụ đối với từng loại thực phẩm nhất định như sau:
Rau củ quả: chọn loại tươi, còn nguyên, không có tình trạng hư thối hay dập nát.
Thịt, cá, tôm: chọn loại tươi, không có mùi lạ, mùi hôi hoặc mùi bị ôi thiu.
Thực phẩm đóng hộp hay đóng gói sẵn: chọn sản phẩm rõ ràng về ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, nhà phân phối và thành phần. Tránh chọn loại có phần vỏ bị hư hỏng, biến dạng.
Đồng thời, chỉ mua ở nơi có độ tin cậy cao, tránh các địa điểm không chắc chắn về độ an toàn
Chọn rau củ quả cần lưu ý về độ tươi ngon 3.2. Biết cách bảo quản đúng các loại thực phẩm Về việc bảo quản thực phẩm, bạn cũng cần thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn. - Nếu có tủ lạnh, bạn thực hiện và ghi nhớ những điều sau: + Cất giữ thực phẩm vào tủ lạnh để bảo quản. Khi muốn ăn, thì cần hâm kỹ lại trước khi dùng. Song không được để trong thời gian quá lâu. + Nhiệt độ bảo quản phải thích hợp. + Áp dụng cách bảo quản phù hợp với mỗi loại thực phẩm riêng: thịt cá tươi thì rửa sạch cất vào ngăn đông; các loại rau củ thì bọc kín trong những túi riêng biệt rồi cất giữ trong ngăn đựng rau củ của tủ lạnh. + Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên. - Trong trường hợp không có tủ lạnh, có thể cho vào túi nilon hoặc hộp sạch, sau đó ngâm vào chậu nước lạnh để bảo quản, nhưng không nên để quá lâu. 3.3. An toàn và cẩn thận trong chế biến Đối với khâu chế biến thức ăn, cần đảm bảo thực hiện cẩn thận, an toàn. Theo đó, hãy bắt đầu bằng việc sơ chế kỹ càng thực phẩm trước khi chế biến. Song song với đó, cũng cần ăn chín uống sôi, không để thức ăn đã được nấu chín lẫn thức ăn còn sống.
Thức ăn trong ngày Tết nên được chế biến đảm bảo an toàn 3.4. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ Đảm bảo giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là một việc làm cần thiết. Muốn như vậy, bạn cần cần lau dọn sạch sẽ khu vực chế biến thức ăn, bếp nấu, rửa tay thật sạch trước và sau khi chế biến thức ăn cũng như trước và sau khi dùng bữa. Đồng thời, các dụng cụ và đồ dùng được sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm cũng cần được vệ sinh kỹ. 3.5. Cẩn thận khi đi ăn ngoài Với cách phòng tránh này, bạn cần lựa chọn ăn uống ở quán ăn hay nhà hàng có sự đảm bảo về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, các đối tượng có rủi ro cao bị ngộ độc thức ăn càng cần thận trọng khi đi ăn uống bên ngoài vào dịp Tết hay bất cứ thời điểm nào khác. 4. Cách điều trị khi bị ngộ độc thực phẩm 4.1. Cho người bệnh nghỉ ngơi và uống nhiều nước Trường hợp người bị ngộ độc thực phẩm nôn và tiêu chảy nhiều lần có thể gây tình trạng mất nước. Lúc này cần cho người bệnh nghỉ ngơi và uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước.
Nếu người bệnh có kèm theo tiêu chảy hoặc chỉ bị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là cố gắng thay thế chất lỏng và lượng muối đã mất. Lúc này, có thể sử dụng dung dịch nước bù điện giải Oresol.
4.2. Uống Oresol Nếu sử dụng dung dịch oresol để bù nước cho người bệnh, người hỗ trợ cần phải đọc kỹ hướng dẫn, pha nước theo đúng liều lượng chỉ định, không sử dụng dung dịch đã pha quá 24 tiếng, không đun sôi dung dịch… Trường hợp, ngộ độc tập thể xảy ra, cần chia dung dịch oresol riêng cho từng người, không uống chung để tránh người bị ngộ độc nhẹ có thể chuyển biến nghiêm trọng hơn. 4.3. Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp Quan sát người bệnh, nếu thấy tình trạng thở khó, cảm giác nghẹt thở thì nên dùng tay sạch kéo lưỡi người bệnh ra ngoài, tránh tụt vào trong, giúp người bệnh dễ thở hơn. 4.4. Theo dõi nhịp tim Trường hợp ngộ độc thực phẩm nặng, người bệnh có thể có các dấu hiệu như loạn nhịp tim, khó thở hay tụt huyết áp. 4.5. Đưa đến cơ sở y tế Sau khi tiến hành quy trình sơ cứu ngộ độc thực phẩm bao gồm các cách gây nôn, bù nước,… dù tình trạng người bệnh có dấu hiệu tỉnh táo vẫn cần được đưa tới các cơ sở ý tế gần nhất để kiểm tra và tiến hành thực hiện các bước cấp cứu khi cần thiết.