Quan điểm giáo dục

1/ TRẺ LÀ NGƯỜI HỌC TÍCH CỰC

Sự phát triển của trẻ diễn ra trong quá trình trẻ tương tác với môi trường xung quanh. Trẻ học một cách tự nhiên và tích cực. Trong cuộc sống trẻ rất thích quan sát, thử nghiệm, tưởng tượng, khám phá, thu thập thông tin, luôn chia sẻ khi có điều kiện.
Như vậy, việc học tập sẽ có hiệu quả khi trẻ tích cực tham gia và thu hút vào thực hiện các nhiệm vụ mà chúng cho là có ý nghĩa. Điều đó có nghĩa trẻ phải được hoạt động. Việc tổ chức cho trẻ học chính là tạo các cơ hội để trẻ quan sát, nghiên cứu, khám phá, trải nghiệm các hoạt động thực hành. Những hoạt động này phải dựa trên nhu cầu và hứng thú của trẻ. Nếu việc học được tổ chức như vậy thì trẻ sẽ là người học tích cực trong quá trình đó.

2/ TRẺ HỌC QUA CHƠI
Chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Trò chơi là phương tiện để kích thích trẻ khám phá, tìm kiếm, chấp nhận mạo hiểm, mắc lỗi và vượt qua thất bại. Nó cho phép trẻ tham gia vào tổ chức, đưa ra quyết định, lựa chọn, thực hành, tiếp nhận và thể hiện cảm xúc, tình cảm. Trò chơi khuyến khích trẻ tự nguyện, tưởng tượng và tích cực sử dụng ngôn ngữ.

Điều đó sẽ phát triển và mở rộng:
+ Tính sáng tạo
+ Các kỹ năng nghe, nói
+ Ngôn ngữ liên quan đến toán và hiểu biết môi trường
+ Các kỹ năng cá nhân và xã hội
Người lớn cần đánh giá trò chơi như công việc của trẻ; hướng dẫn và hỗ trợ trò chơi như một phần của quá trình học.
3/ NGƯỜI LỚN LÀ NGƯỜI HỖ TRỢ TRẺ TRONG VIỆC HỌC

Người lớn cần cung cấp cho trẻ các trải nghiệm hỗ trợ và mở rộng kiến thức, kỹ năng, hiểu biết và tính tự tin và giúp trẻ vượt qua bất kỳ khó khăn nào.

Hoạt động hỗ trợ sự phát triển trước tiên là nhận thức cái gì trẻ biết, có thể làm và sau đó tạo ra các trải nghiệm học tập. Để làm điều đó người lớn là người quan sát tinh tế những nhu cầu và khả năng của trẻ. Người lớn cần phải nhận ra khi nào trẻ cảm thấy căng thẳng với hoạt động khó. Hỗ trợ nên khi tạo điều kiện hình thành tính tự tin qua thực hành và hiểu biết.

Mục tiêu là trẻ cảm thấy thoả mãn và độc lập khi thực hiện các hoạt động. Điều đó chỉ có thể đạt được khi trẻ cảm thấy thoải mái để chấp nhận những mạo hiểm trong học tập. Người lớn có thể chỉ dẫn trẻ đến thử thách tiếp theo hoặc khó hơn.

Mong muốn và yêu cầu đối với trẻ có thể trở nên hiện thực khi dựa trên mức độ phát triển ở tất cả các lĩnh vực. Nhiệm vụ của người lớn là phải khuyến khích thái độ tốt đối với việc học và tiếp nhận mạo hiểm không sợ thất bại. Trẻ học có hiệu quả tốt nhất khi chúng là chủ thể của hoạt động. Điều này có nghĩa là: hỗ trợ việc học của trẻ có nghĩa là giáo viên là người tổ chức hoạt động cho trẻ. Trẻ là người thực hiện hoạt động đó, tuyệt đối giáo viên không làm thay. Muốn vậy thì hoạt động đó phải vừa sức đối với trẻ. Không đặt yêu cầu cao hơn hoặc thấp hơn so với khả năng của trẻ. Song để cho hoạt động có ý nghĩa phát triển thì yêu cầu đó phải “nằm trong vùng phát triển gần nhất” - trẻ không tự thực hiện được nhưng có thể làm được khi có sự giúp đỡ của người khác.

Nhiều cơ hội cần được cung cấp để trẻ học cách quan sát, nghiên cứu, khám phá và các hoạt động thực hành. Người lớn tạo các trải nghiệm học tập cả ở gia đình và ở trường cần lưu ý các điểm sau:
+ Cho phép sự bừa bộ: quá trình khám phá, thử nghiệm và sáng tạo các sản phẩm độc đáo thường xuyên tạo ra sự bừa bộn và là một phần của học tập tích cực.
+ Cho trẻ tin chắc rằng môi trường an toàn với trẻ.
+ Cho phép mắc lỗi: trẻ không cảm thấy sợ khi thử những cái mới. Thậm chí trẻ mắc lỗi hoặc gặp thất bại khi làm gì đó, chúng cần được khuyến khích thử lại và động viên sự cố gằng của trẻ.

4/ CHƯƠNG TRÌNH GDMN VỚI PHÁT TRIỂN VÀ HỌC TẬP TOÀN DIỆN CỦA TRẺ
Mỗi mặt phát triển của trẻ cần được nhìn nhận và đánh giá. Mỗi trẻ có cách học khác nhau, với hứng thú và khả năng khác nhau. Giáo viên cần nhận thức được các nhu cầu và phát triển tối đa năng lực của mỗi cá nhân trẻ. Cần được tạo cơ hội để trẻ khám phá và thử nghiệm phát triển trí tuệ đa dạng của mình.
4 lĩnh vực quan trọng của trải nghiệm học tập được xác định đối với các mục đích:
+ Phát triển thể chất
+ Phát triển nhận thức
+ Phát triển ngôn ngữ
+ Phát triển tình cảm – xã hội
+ Phát triển thẩm mỹ

Phát triển thể chất
Không nên cho là tự nhiên và coi thường trong GDMN mặc dù phát triển các kỹ năng vận động là quá trình tiến hoá tự nhiên. Trên thực tế nó được nhìn nhận quan trọng, vì phát triển cơ bắp lớn và vận động khéo léo ảnh hưởng đến sự thành thục trong việc tự phục vụ hàng ngày (như đánh răng, mặc quần áo…) và các kỹ năng quan trọng khác (như viết hoặc vẽ)
Điều quan trọng là nhận biết các nhu cầu thể chấ và cung cấp cho trẻ các điều kiện, môi trường an toàn để trẻ có thể được phát triển tự nhiên cảm giác thăng bằng, biết phối hợp vận động và nhận biết về không gian và phương hướng, hình thành tính tự tin khi vận động.

Phát triển nhận thức
Các hoạt động cần chú ý đến các kiến thức sơ đẳng và hiểu biết về môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên. Các hoạt động này giúp trẻ nhận biết, quan sát và thể hiện các quan điểm của mình về thể giới xung quanh gần gũi, dần dần môi trường mở rộng hơn về đất nước và thế giới.

“Kỷ nguyên thông tin” đòi hỏi người học phải nắm được lượng thông tin lớn hơn nhiều trong một thời gian ngắn, người học phải biết “điều hành” thông tin hơn là “nhớ” thông tin. Do đó trong GDMN hiện nay cần phải chú ý nhiều hơn việc dạy trẻ “học như thế nào” hơn là “học cái gì”. Nếu chúng không được kích thích, nuôi dưỡng; nó sẽ mai một và biến mất hoàn toàn. Việc chuyển đổi “học cái gì” sang “học như thế nào” đòi hỏi việc quan tâm hiểu biết một số chủ đề hơn thay vì học qua loa nhiều chủ đề trong thời gian ngắn. Khi đó việc phát triển các kỹ năng, các năng lực sẽ đóng vai trò chủ dạo hoặc đình hướng cho việc lựa chọn nội dung, còn gọi là phương tiện để phát triển các kỹ năng và năng lực này. Nói cách khác chương trình GDMN không nhằm cung cấp cho trẻ một khối lượng kiến thức mà nhằm hình thành các chức năng tâm lý, các cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách.

5/ CHƯƠNG TRÌNH GDMN GIÚP TRẺ HỌC TẬP MỘT CÁCH TÍCH HỢP

Trẻ nhỏ học tất cả những gì xảy ra đối với chúng và không chia tách việc học thành các môn học. Các trải nghiệm học tập của chúng cần tích hợp thành một thể thống nhất. Các hoạt động liên môn này giúp trẻ hiểu các kiến thức và kỹ năng liên kết với nhau như thế nào hơn là tách riêng trong quá trình dạy và học. Trong hoàn cảnh có ý nghĩa, trẻ phát hiện sự vật từ quan sát, nghiên cứu, khám phá và các hoạt động thực hành.

Những kinh nghiệm học tập từ lĩnh vực này có thể một cách tự nhiên dẫn đến kinh nghiệm học tập ở lĩnh vực khác.

 

 

 

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Nui tôm  tươi,(nấm rơm, cà rốt)
Sữa Grow

Bữa trưa:

Cơm
Mặn: Trứng chiên thịt nạc ,cải bó xôi
Canh bí đỏ thịt nạc, tôm khô, đậu phộng

Bữa xế:

Nước chanh

Bữa chiều:

Bún bò Huế ( sả cây,hành tây,thơm)

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay167
  • Tháng hiện tại17,942
  • Tổng lượt truy cập3,114,344
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây