TRẺ EM SUY DINH DƯỠNG VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT

Thứ tư - 25/10/2017 10:59

Trẻ em suy dinh dưỡng và những điều mẹ cần biết

Trẻ em bị suy dinh dưỡng thực sự là điều khiến ba mẹ rất lo lắng. Rất nhiều trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng mà ba mẹ không hề hay biết hay các dấu hiệu rất khó nhận ra. 

Suy dinh dưỡng cản trở sự phát triển của trẻ em

Trẻ em suy dinh dưỡng thường gặp các vấn đề trong sự phát triển thể chất như thấp – lùn, trẻ thường chậm phát triển ý thức và trí tuệ. Đặc biệt, sức khỏe của trẻ bị đe dọa do hệ miễn dịch của trẻ suy giảm khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, dễ ốm vặt mỗi khi thời tiết thay đổi.

Tại sao trẻ em bị suy dinh dưỡng?

Trẻ em là đối tượng vẫn còn thụ động trong việc ăn uống. Bất cứ sự sơ suất nào của bố mẹ trong quá trình ăn uống của trẻ đều có thể mang suy dinh dưỡng tới. Ví dụ như ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn khiến trẻ không nhận được các vi chất thiết yếu từ đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, một số bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, tiêu chảy, lao, sởi cản trở việc hấp thụ dinh dưỡng của trẻ em.

Trẻ em suy dinh dưỡng và những điều mẹ cần biết

Ảnh: Sưu tầm Internet

Trẻ em bị suy dinh dưỡng vẫn còn khá phổ biến ở Việt Nam.

Xác định mức độ suy dinh dưỡng của trẻ em

Để xác định mức độ nặng, nhẹ khi trẻ em bị suy dinh dưỡng, ba mẹ sẽ căn cứ vào các tiêu chí cân nặng, chiều cao và độ tuổi của trẻ để so sánh và chẩn đoán. Hiện nay trên thế giớ có 3 cách để xác định mức độ suy dinh dưỡng như sau:

  1. Cách thứ nhất, ba mẹ sử dụng tiêu chí cân nặng theo độ tuổi, để tính độ lệch chuẩn so với chỉ số trung bình của quần thể tham khảo theo số liệu thống kê của Trung tâm Sức khỏe quốc gia để phân loại mức độ suy dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng độ I: Cân nặng của trẻ dưới – 2SD đến – 3SD tương đương với cân nặng còn 70-80% so với mức bình thường.

Suy dinh dưỡng độ II: Cân nặng của trẻ dưới – 3SD đến – 4SD tương đương với cân nặng còn 60-70% so với mức bình thường.

Suy dinh dưỡng độ III: Cân nặng của trẻ dưới – 4SD tương đương với cân nặng còn dưới 60% so với mức bình thường.

Cách phân loại này nhanh, đơn giản, phổ biến nhưng không phân biệt được suy dinh dưỡng cấp tính hay mãn tính, không nêu đủ các thể suy dinh dưỡng nặng.

  1. Một cách khác là ba mẹ có thể theo dõi cân nặng theo chiều cao và chiều cao theo tuổi để phân loại suy dinh dưỡng cấp tính hay mãn tính và tình trạng suy dinh dưỡng trong quá khứ. Nhưng với phương pháp này, cha mẹ không thể phân loại được mức độ suy dinh dưỡng ở trẻ, nhất là các thể suy dinh dưỡng nặng.
Chiều cao theo tuổi Cân nặng theo chiều cao
≥ 80% (-2SD) ≤ 80% (-2SD)
≥ 90% (- 2SD) Bình thường Gầy mòn
≤ 90% (- 2SD) Còi cọc Gầy mòn, còi cọc
  1. Cách thứ ba, ba mẹ sử dụng chỉ tiêu cân nặng theo tuổi để xác định trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không.
% cân nặng so với tuổi Trẻ bị phù ?
Không
60 – 80% Kwashiorkor SDD I, II
< 60% Marasmus – Kwashiorkor Marasmus

Trong đó, Kwashiorkor là thể suy dinh dưỡng do chế độ ăn nghèo protein và gluxit tạm đủ, Marasmus là thể suy dinh dưỡng nặng phổ biến nhất. Cách này phù hợp để phân loại nhanh các trường hợp suy dinh dưỡng nặng. Tuy nhiên, cách này chưa phân loại được suy dinh dưỡng nhẹ và vừasuy dinh dưỡng cấp và mãn.

Làm sao để ba mẹ nhận biết trẻ em suy dinh dưỡng

Dựa vào 3 phương pháp nhận biết suy dinh dưỡng ở trên, ba mẹ có thể xác định trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không. Để chính xác hơn, ba mẹ cho cháu tiến hành các xét nghiệm máu, nước tiểu, phân, miễn dịch, X- quang để chẩn đoán.

Căn cứ vào mức độ suy dinh dưỡng nặng, nhẹ khác nhau, mà ba mẹ lựa chọn cách điều trị tại nhà hoặc tại bệnh viện. Nếu trẻ đang bú thì không được cai sữa và chú ý chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất cho bé. Đặc biệt, mẹ nên điều trị dứt điểm các bệnh nhiễm khuẩn và theo dõi liên tục chiều cao, cân nặng của trẻ để phát hiện kịp thời.

Đồng thời, ngay từ khi mang thai, mẹ cần một chế độ ăn uống đầy đủ để phòng ngừa suy dinh dưỡng bào thai. Sau đó, cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, những tháng tiếp theo kết hợp cho trẻ ăn dặm đúng cách, khoa học.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm những gì con sắp đi học MN

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay570
  • Tháng hiện tại20,798
  • Tổng lượt truy cập3,086,987
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây