Ứng dụng phương pháp giáo dục Steam trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non.
Chủ nhật - 24/12/2023 15:39
Phương pháp STEAM là phương pháp giảng dạy tích hợp nhằm trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng liên quan đến 5 lĩnh vực là Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật), Mathematics (Toán học) cho học sinh mầm non. Nói cách khách, phương pháp STEAM là sự kết hợp giữa phát triển kỹ năng nghệ thuật Art với phương pháp STEM.
Thông qua kiến thức tổng hợp từ nhiều chủ đề thuộc 5 lĩnh vực trên, phương pháp giáo dục STEAM cũng giúp phát triển tư duy đa chiều và kỹ năng giải quyết vần đề cho các bé. Mỗi bài học trong chương trình đều là các tình huống, chủ đề thực tế và các bé cần phải vận dụng nhiều kiến thức đã học để giải quyết vấn đề hiệu quả nhất. Việc này sẽ giúp các bé hiểu rõ vấn đề và dễ dàng ứng dụng vào thực tế thông qua những việc tận mắt nhìn thấy nghe thấy và chạm vào.
Lợi ích của STEAM giúp truyền cảm hứng học tập cho trẻ.
Phương pháp STEAM đó chính là khả năng truyền cảm hứng học tập cho học sinh mầm non. Trong quá trình học tập, các bé sẽ được tự do tìm tòi, khám phá, làm thí nghiệm khác nhau… Trẻ vừa được thỏa thích vui chơi cùng bạn bè và thầy cô, đồng thời tiếp thu một lượng lớn kiến thức và phát triển nhiều kỹ năng mềm hữu ích.
STEAM giúp vừa học vừa chơi khơi gợi cho trẻ khả năng sáng tạo.
Phương pháp giáo dục STEAM mang lại cho trẻ mầm non chính là giúp các em phát triển khả năng sáng tạo. Chương trình giáo dục STEAM tạo môi trường vừa học vừa chơi, mang đến không khí học tập vui vẻ, sôi nổi thông qua những tiết học lý thuyết kết hợp thực hành thú vị. Nhờ vậy, các bé có thể tiếp thu dễ dàng kiến thức.
Áp dụng mô hình STEAM vào trong lớp học mầm non
- Hoạt động thực tế và trải nghiệm: Các hoạt động thực hành và trải nghiệm đơn giản tạo cơ hội cho trẻ khám phá, tìm hiểu thế giới thực tế xung quanh. Chẳng hạn, hoạt động “Làm bong bóng bằng xà phòng” giúp trẻ tự tạo bong bóng. Đồng thời, trẻ sẽ học các hiện tượng khoa học thông qua việc quan sát màu sắc, hiện tượng bong bóng băng lên và bị vỡ. Đây là cơ hội kích thích sự tò mò về kiến thức khoa học ở trẻ.
- Học thông qua trò chơi và câu chuyện: Những tiết học lồng ghép trò chơi và câu chuyện sẽ phần nào tạo hứng thú cho trẻ về những khái niệm mới. Chẳng hạn, trong lớp học về kiến trúc, giáo viên có thể dựng cốt truyện xoay quanh việc xây nhà cho một nhân vật. Từ đây, trẻ có tự cho bản thân nhập vai và học cách xây dựng mô hình, cấu trúc của một ngôi nhà.
- Nghệ thuật và thủ kết hợp khoa học: Kết hợp nghệ thuật và thủ công với các khái niệm khoa học cơ bản để trẻ phát triển tư duy sáng tạo và kỹ năng thủ công. Trong tiết học, trẻ có thể tạo hình động vật bằng cách tận dụng các vật liệu đơn giản như que kem, giấy ăn… Qua quá trình này, trẻ sẽ học về sự đa dạng của thế giới sinh vật, môi trường sống và cách chúng tác động lẫn nhau.