Bệnh Bạch Hầu và các biện pháp phòng tránh

Thứ sáu - 12/07/2024 15:19
Bệnh Bạch Hầu
Bệnh Bạch Hầu

  1. Bệnh bạch hầu là bệnh gì?
Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có thể xuất hiện ở da, màng niêm mạc như kết mạc mắt, bộ phận sinh dục. Là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc, vì vậy các tổn thương nghiêm trọng của bệnh bạch hầu chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn có tên khoa học là Corynebacterium diphtheriae gây ra.
Vi khuẩn Bạch hầu có thể lây truyền trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp hoặc lây truyền gián tiếp khi tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng có dính chất tiết của người nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Vì vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da, sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân sẽ có thể tiếp tục lây truyền cho người khác.
  2. Biểu hiện của bệnh
Bệnh bạch hầu có các triệu chứng như: viêm họng, viêm mũi, viêm thanh quản, cổ họng đỏ, nuốt đau, da xanh xao, mệt mỏi, nổi hạch ở dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ và khi thăm khám thấy có giả mạc.
Bệnh bạch hầu thanh quản là thể bệnh nặng ở trẻ em. Biểu hiện toàn thân của bệnh là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh cảm giác, thần kinh vận động ngoại biên và/hoặc kèm theo triệu chứng viêm cơ tim. Bệnh bạch hầu có thể được điều trị khỏi bằng huyết thanh hoặc trở nên trầm trọng và gây tử vong trong vòng 6–10 ngày.
  3. Tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu
Cách phòng ngừa bệnh bạch hầu hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin. Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu có mặt trong tất cả các loại vắc-xin kết hợp như: vắc-xin 3 trong 1, vắc-xin 4 trong 1, vắc-xin 5 trong 1 hay vắc-xin 6 trong 1 dành cho trẻ từ độ tuổi 6 tuần tuổi cho đến 6 tuổi.
Trẻ em từ 2 tháng tuổi đã có thể bắt đầu các tiêm bạch hầu với 4 mũi tiêm cơ bản lúc 2 - 3 - 4 tháng tuổi và tiêm liều nhắc lại là mũi thứ tư cách mũi thứ ba khoảng 1 năm. Tiêm nhắc lại sau 7 năm và tiếp theo cứ 10 năm tiêm nhắc lại 1 lần. Nếu trẻ được tiêm mũi đầu tiên khi trẻ trên 6 tuổi thì tiến hành tiêm 2 mũi cách nhau 30 ngày và nhắc lại bằng mũi thứ 3 sau 6 - 9 tháng sau mũi thứ 2.
Tiêm vắc-xin bạch hầu cho người lớn được thực hiện với 1 mũi vắc-xin tổng hợp theo chu kỳ 10 năm, bắt đầu từ mũi tiêm chủng cuối cùng trong độ tuổi 14 - 16 tuổi.
Nếu trường hợp đối tượng tiêm ngừa không nhớ lần cuối cùng tiêm bạch hầu khi nào thì cần tiến hành tiêm 2 mũi cách nhau 30 ngày và tiêm nhắc lại với mũi thứ 3 sau 6 - 9 tháng sau mũi 2.
     4. Biện pháp dự phòng bệnh bạch hầu toàn xã hội
Tổ chức tiêm bạch hầu đầy đủ theo Chương trình tiêm chủng mở rộng.
+ Tuyên truyền giáo dục sức khỏe để cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh bạch hầu, đặc biệt nhất là cho các bà mẹ, thầy cô giáo để nhận biết và phát hiện sớm bệnh, cách ly, phòng bệnh bằng cách tiêm bạch hầu đầy đủ.
+ Tất cả bệnh nhân mắc chứng viêm họng giả mạc nghi ngờ bạch hầu cần phải được đưa vào viện để cách ly nghiêm ngặt cho đến khi có kết quả xét nghiệm âm tính (-) với vi khuẩn bạch hầu 2 lần. Các mẫu bệnh phẩm phải được lấy cách nhau 24 giờ và lấy không quá 24 giờ sau khi bệnh nhân được điều trị kháng sinh.
+ Những người tiếp xúc mật thiết với người bệnh cần phải được xét nghiệm vi khuẩn và theo dõi trong vòng 7 ngày. Tiêm 1 liều kháng sinh Penicillin hoặc uống kháng sinh Erythromycin từ 7 - 10 ngày cho những người bị phơi nhiễm với vi khuẩn bạch hầu.
+ Nếu bệnh nhân có xét nghiệm vi khuẩn dương tính (+) thì phải được điều trị kháng sinh và tạm thời nghỉ việc tại các trường học hoặc cơ sở chế biến thực phẩm đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn âm tính (-).
+ Những người tiếp xúc với người bệnh bạch hầu và đã được gây miễn dịch trước đây vẫn nên tiêm nhắc lại một liều giải độc tố bạch hầu.
+ Trong trường hợp không có điều kiện thực hiện các xét nghiệm thì phải cách ly người bệnh sau 14 ngày điều trị bằng kháng sinh.
+ Nhà ở, nơi giữ trẻ, lớp học phải thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
+ Tăng cường giám sát, phát hiện các trường hợp viêm họng giả mạc tại những nên có ổ dịch cũ.
 
 Từ khóa: phòng ngừa, nhận biết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Mì trứng thịt gà, giá hẹ
Sữa Grow

Bữa trưa:

Cơm
Mặn: Mực xào dưa leo
Canh bí xanh thịt nạc, tôm tươi

 

Bữa xế:

Nước cam

Bữa chiều:

Bánh canh gà, bông cải, cà rốt

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay468
  • Tháng hiện tại19,408
  • Tổng lượt truy cập3,058,481
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây